Phanh cơ sở chính là cụm cơ cấu phanh trong bánh xe trong hệ thống phanh khí, có tác dụng làm chậm và dừng xe của bạn. Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu phanh cơ sở loại phanh tang trống s-cam, bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 loại phanh cơ sở khác:
• Phanh nêm
• Phanh đĩa khí nén
• Phanh thủy lực khí nén
Phanh nêm
Loại phanh này sử dụng một hoặc hai khoang khí nhỏ với các thanh đẩy hình nêm. Kiểu cơ sở phanh này từng khá phổ biến được sử dụng cho các trục dẫn hướng và trục của rơ-mooc. Tuy nhiên, giờ nó thường chỉ được sử dụng cho các bánh trên trục lái.
Khi phanh được áp dụng, áp suất không khí trong bầu phanh đẩy phần nêm của thanh đẩy giữa hai con lăn, buộc các tấm lót má phanh tiếp xúc với trống phanh.
Hầu hết các phanh nêm đều có bộ điều chỉnh tự động bên trong. Việc kiểm tra sự điều chỉnh thích hợp yêu cầu phải tháo các nắp lỗ kiểm tra trên tấm lót sau để có thể kiểm tra chuyển động của lót phanh trong khi phanh được tác dụng và nhả ra. Nếu một trong hai lớp lót di chuyển hơn 1/16 inch hoặc tổng cộng 1/8 inch cho cả hai lớp lót, bộ điều chỉnh tự động đã bị lỗi.
Không giống như các hệ thống phanh s-cam thông thường, lái xe không thể dễ dàng kiểm tra việc điều chỉnh của phanh nêm. Việc điều chỉnh và sửa chữa hệ thống phanh nêm chỉ nên được thực hiện bởi một thợ máy có chuyên môn.
Phanh đĩa khí nén
Loại phanh này sử dụng một rôto, hay đĩa phanh, được gắn vào trục bánh xe và quay cùng với bánh xe. Hai má phanh nằm ở hai bên rôto. Khi tác dụng, má phanh được ép vào rôto, tương tự như phanh đĩa thông thường mà bạn thấy trên các xe du lịch ngày nay.
Hình trên là kết cấu cơ bản của một loại phanh đĩa khí nén. Nó bao gồm các chi tiết cấu thành nên cụm phanh đĩa và bầu phanh khí nén.
Hầu hết các phanh đĩa khí đều có cơ cấu điều chỉnh phanh tự động bên trong để điều chỉnh độ mòn má phanh. Giới hạn hành trình của bầu phanh giống như đối với bộ điều chỉnh độ chùng tự động. Tuy nhiên, việc điều chỉnh và sửa chữa phanh đĩa khí chỉ nên được thực hiện bởi một thợ máy có chuyên môn.
Phanh thủy lực khí nén
Phanh thủy lực khí nén thường được tìm thấy trên xe tải và xe buýt hạng trung. Loại hệ thống phanh này kết hợp các tính năng ưu việt của hệ thống phanh khí nén với hệ thống phanh thủy lực.
Hệ thống phanh thủy lực mang lại một số lợi thế trên các loại xe thương mại cỡ này, bao gồm trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn và cơ chế điều chỉnh tự động đã được kiểm chứng.
Hệ thống phanh thủy lực khí nén, như được trình bày ở trên, bao gồm một máy nén, bộ điều áp, các bình chứa khí, van chân và cụm xilanh thủy lực khí nén. Hệ thống này cũng có thể bao gồm phanh đỗ xe lò xo. Nhiều hệ thống phanh thủy lực khí nén có bầu phanh đỗ gắn với phanh cơ sở. Giống như hệ thống phanh khí toàn phần, hệ thống phanh thủy lực khí nén điển hình sử dụng áp suất khí tiêu chuẩn khoảng 125 psi (862 kPa).
Van chân khí kép tiêu chuẩn được sử dụng. Việc đạp vào van chân sẽ hướng áp suất khí nén đến phía được kích hoạt bằng khí nén của xilanh tăng áp thủy lực, làm cho phía được kích hoạt bằng thủy lực hướng áp suất thủy lực đến hệ thống phanh cơ sở. Nói cách khác, áp suất không khí tác động lên hành động phanh, nhưng áp suất thủy lực truyền lực phanh đến hệ thống phanh cơ sở để dừng xe.
- Phanh khí nén – Part 1: Cơ bản về Phanh Khí nén
- Phanh khí nén – Part 2: Bầu phanh bánh xe (Air Brake Chamber) và Cụm Cơ sở phanh (Foundation brakes)
- Phanh khí nén – Part 3: Máy nén khí, điều áp, bình chứa khí nén và van chính
- Phanh khí nén – Part 4: Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống phanh khí nén
- Phanh khí nén – Part 5: Hệ thống phanh khí Kép
- Phanh khí nén – Part 6: Phanh đỗ
- Phanh khí nén – Part 7: Phanh đỗ (tiếp theo)
- Phanh khí nén – Part 8: Hệ thống phanh khí xe đầu kéo – rơ-moóc
- Phanh khí nén – Part 9: Các kiểu phanh cơ sở khác